Mẹ nên chuẩn bị gì cho Tủ quần áo của bé yêu?

Ngay từ khi biết tin có bé yêu, mẹ đã háo hức chuẩn bị tủ quần áo với thật nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải tìm hiểu kỹ cách chọn mua quần áo dễ thương nhưng vẫn mang đến cảm giác thoải mái cho bé đấy!



Vì thiếu kinh nghiệm lại dễ bị “đốn tim” bởi các bộ đồ siêu dễ thương cho các em bé sơ sinh nên nhiều người mẹ trẻ đã hào hứng sắm sửa rất nhiều quần áo cho bé. Tuy nhiên, sau đó chính mẹ lại phải chật vật mặc đồ cho bé vì bộ đồ quá khó mặc hoặc sớm bỏ đi những trang phục vừa mua vì bé lớn quá nhanh hoặc nhiều trường hợp thì lại không đủ đồ mặc cho bé.


Nếu muốn chuẩn bị cho bé một tủ quần áo vừa đầy đủ lại phù hợp theo độ tuổi và mang đến cảm giác thoải mái nhất cho bé, bạn có thể tham khảo các lời khuyên sau đây nhé!


Cách chuẩn bị tủ quần áo cho bé


Tùy vào mỗi độ tuổi phát triển khác nhau mà các bé sẽ cần những cách chuẩn bị tủ quần áo riêng cho phù hợp.


1. Tủ quần áo cho bé từ 0 – 3 tháng tuổi


tủ quần áo cho bé


Các bà mẹ thường bắt đầu chuẩn bị tủ quần áo cho bé từ 0 – 2 tháng tuổi từ khi bé chưa chào đời, thường là trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Tủ quần áo cho bé từ 1 – 3 tháng tuổi sẽ tiếp tục được chuẩn bị theo thời gian sau khi bé sinh ra.


Khi chuẩn bị tủ quần áo cho bé 0 – 3 tháng tuổi, bạn cần lưu ý:


• Điều kiện thời tiết: Nếu trời lạnh, ẩm, quần áo giặt lâu khô thì bạn nên mua nhiều đồ dự phòng hơn cho bé để bé không bị thiếu quần áo.


• Cân nặng và chiều dài của bé: Đối với bé mới sinh, bạn cần chú ý cân nặng và chiều cao của bé để chọn đồ phù hợp. Áo mặc ngoài nên rộng hơn một chút vì bé còn mặc áo bên trong. Chiều dài áo liền quần nên tính dư thêm một chút vì bé còn mặc tã, bỉm nên có thể bị kích đũng quần nếu bộ đồ quá ngắn.


• Chất liệu: Bé 0 – 3 tháng tuổi có làn da rất nhạy cảm nên bạn cần chọn quần áo làm bằng chất liệu cotton mềm, thoáng mát và nhanh khô.


Trẻ sơ sinh 0 – 3 tháng tuổi thường dành phần lớn thời gian trong ngày để nằm ngủ, bú sữa. Bé cũng chưa nhìn được xa và rõ, chưa hoạt động chân tay nhiều. Vì vậy khi chuẩn bị tủ quần áo cho bé, bạn nên ưu tiên những loại quần áo, khăn, tã, túi ngủ… thoải mái nhất cho giấc ngủ của bé ở tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng.



Bạn cũng nên lưu ý ở giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi trẻ lớn rất nhanh, bạn nên mua đồ theo từng giai đoạn thời gian và tránh mua đồ hàng loạt.



• Loại quần áo: Tủ quần áo cho bé 0 – 3 tháng cần đa dạng đủ các loại quần áo nhưng mẹ nên chọn lọc các loại phù hợp cho bé:


– Nên mua yếm cho bé và dùng khi bé bú bình (sữa mẹ hoặc sữa công thức) để tránh sữa rớt ra áo làm ướt và khiến bé bị lạnh.


– Nên mua áo ở dạng áo liền quần lót vừa dễ mặc lại vừa giúp bé cố định tã, bỉm và thoải mái khi nằm.


– Nên mua áo màu trắng hoặc sáng màu cho bé vì bé chỉ bú mẹ hoặc sữa công thức nên chưa làm bẩn đồ.


– Nên chọn áo liền quần có thể mở khuy ở phần dưới để có thể thay tã, bỉm cho bé dễ dàng mà không phải cởi hết đồ của bé.


Sau đây là một số loại quần áo mà bạn không nên mua:


– Không nên mua đồ có mũ trùm đầu, khóa kéo vì khi ngủ bé sẽ nằm lên mũ hoặc bị khóa chà xát vào da gây khó chịu.


– Không nên mua áo có cổ cho bé vì cổ áo dễ làm bé khó chịu và dễ chạm vào cằm, má bé kích thích phản xạ đòi bú và khiến bé quấy khóc đòi bú liên tục mặc dù không đói.


– Không nên mua áo chui đầu vì sẽ rất khó mặc cho bé vì ở độ tuổi từ 0 – 3 tháng, bé rất non nớt và xương của bé còn yếu. Thay vào đó, bạn nên chọn loại áo có hai lớp, mở khuy hoặc cài cúc bấm ở bên để vừa giữ ấm phần ngực cho bé lại vừa dễ mặc.


– Không nên mua quần, áo có những nút, cúc, dây buộc lớn vì dễ khiến bé bị khó chịu khi nằm hoặc đè vào khi bạn bế, cho bé bú.


– Không nên mua quá nhiều tất tay, tất chân vì khi đeo bé rất dễ làm rơi. Bạn nên mua những chiếc quần liền với bao chân cho bé.



Mẹ nên bổ sung 1 – 2 bộ đồ ra ngoài vào tủ quần áo của bé vì bé sẽ thường phải đi khám sức khỏe hoặc đi tiêm chủng định kỳ. Bộ đồ ra ngoài gồm mũ, quần áo, khăn… mặc ngoài theo mùa.



2. Tủ quần áo cho bé từ 3 – 6 tháng tuổi


tủ quần áo cho bé


Bé từ 3 – 6 tháng tuổi đã cứng cáp hơn và khá hiếu động. Bé yêu thích vận động chân tay, thích cầm, nắm đồ vật, mút tay và thi thoảng thực hiện các động tác như lật, lẫy, trườn…


Khi chuẩn bị tủ quần áo cho bé 3 – 6 tháng tuổi, bạn cần lưu ý:


• Điều kiện thời tiết: Bé vẫn mặc bỉm hoặc tã và cần được thay thường xuyên nên mua áo liền quần lót cho bé sẽ tốt hơn áo rời. Áo liền quần có thể mở khuy từ trên ngực xuống dưới chân vẫn là lựa chọn hoàn hảo nhất cho bé 3 – 6 tháng khi thời tiết trở lạnh. Nếu bạn muốn mặc váy cho bé gái, đặc biệt là mùa lạnh thì cần chuẩn bị thêm những chiếc vớ dài cho bé.


• Chất liệu: Mẹ nên chọn những bộ đồ làm bằng chất vải mềm và giúp trẻ thoải mái khi nằm. Bé yêu thích vận động trong thời điểm này nên quần áo của bé cần có khả năng co giãn, tiện lợi để không giới hạn cử động của bé.


• Loại quần áo: Ngoài bộ đồ mặc ở nhà, tủ quần áo của bé cũng cần được bổ sung bộ đồ ra ngoài với kích cỡ phù hợp để bé ra ngoài đi dạo, tắm nắng, tiêm chủng… Bé bắt đầu chuẩn bị mọc răng nên có thể hay chảy dãi. Bạn hãy chuẩn bị yếm và đeo cho bé để tránh bị ướt áo khiến bé lạnh và mất vệ sinh nhé.



Bé giai đoạn 3 – 6 tháng không tăng cân nhanh như bé ở giai đoạn 0 – 3 tháng, vì vậy bé có thể mặc bộ đồ trong tủ quần áo của bé lâu hơn. Bạn có thể đầu tư những bộ đồ vừa thoải mái lại vừa thời trang để diện cho bé.



3. Tủ quần áo cho bé từ 6 – 9 tháng tuổi


tủ quần áo cho bé


Bé từ 6 – 9 tháng tuổi khá hiếu động và có thể ngồi trong giai đoạn này. Bé vận động chân tay liên tục khi thức và một số bé mọc răng và có thể bắt đầu tập đứng và đi.


Khi chuẩn bị tủ quần áo cho bé 6 – 9 tháng tuổi, bạn cần lưu ý:


• Loại quần áo: Bé có thể mặc các loại áo, váy chui đầu dễ dàng vào thời điểm này. Khi chọn quần áo, bạn nên lưu ý chọn những bộ đồ giúp bé dễ vận động. Bạn có thể chọn quần không liền với tất chân, quần có chun mềm, linh hoạt, áo có nách áo không quá chật để chân tay của bé có thể vận động một cách tự do.



Bé có thể sẽ ra ngoài đi dạo nhiều hơn, một số bé bắt đầu đi nhà trẻ để mẹ đi làm trở lại. Vì vậy, bạn hãy bổ sung thêm một số bộ đồ mặc ra ngoài, đồng phục nhà trẻ cho bé và chuẩn bị đồ để cô thay cho bé ở lớp.



• Hoạt động của bé: Khi bé có thể ngồi, bạn có thể mua áo rời cho bé, không nhất thiết phải mua áo liền quần lót (onesie) như trước nữa. Bạn cũng nên mua tất và một số loại giày đế mềm để trẻ tập đi, lưu ý chọn loại giày có ma sát để đề phòng trơn trượt dễ khiến bé ngã.


• Màu sắc: Bé từ 6 – 9 tháng tuổi đang trong giai đoạn tập ăn dặm nên rất dễ làm bẩn quần áo. Bạn nên lựa chọn đồ mặc ngoài cho bé với màu sắc phù hợp và không nên mua quá nhiều đồ màu trắng, vàng…


4. Tủ quần áo cho bé từ 9 – 12 tháng tuổi


tủ quần áo cho bé


Ở thời điểm này, bé có khả năng di chuyển và dùng đôi tay một cách khéo léo. Bé có thể dễ dàng lấy một số nút cúc hoặc phụ kiện trên quần áo cho vào miệng nên cha mẹ cần hết sức cẩn thận để bé không bị hóc dị vật.


Khi chuẩn bị tủ quần áo cho bé 9 – 12 tháng tuổi, bạn cần lưu ý:


• Màu sắc: Bé bắt đầu yêu thích cầm nắm thức ăn bằng tay để tự ăn và rất dễ bôi ra quần áo. Bé cũng có thể ngồi chơi hoặc trườn bò trên sàn nhà nên quần áo dễ bị bẩn, ố màu. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý không chọn những màu như màu trắng cho bé. Thay vào đó, bạn có thể chọn màu tối hoặc các màu như hồng phấn, màu xanh, màu tím…


• Loại quần áo: Bạn nên mua yếm cho bé để bé dùng yếm khi ăn. Bé rất dễ làm rơi thức ăn, đồ uống ra quần áo, vì vậy bạn nên chọn quần áo dễ giặt sạch thức ăn. Bé có thể sẽ ra ngoài đi dạo nhiều hơn, một số bé bắt đầu đi nhà trẻ để mẹ đi làm trở lại, vì vậy bạn hãy bổ sung thêm một số bộ đồ mặc ra ngoài, đồng phục nhà trẻ cho bé và chuẩn bị đồ để cô thay cho bé ở lớp nhé.


• Hoạt động: Nếu bé đã bắt đầu biết bò bằng đầu gối thay vì trườn thì bạn có thể mua áo sơ mi cho bé. Giai đoạn này, các bộ đồ áo và quần rời nhau sẽ tốt hơn vì bé rất hiếu động và điều này khiến bạn gặp khó khăn khi cài từng chiếc khuy trong bộ áo liền quần của bé trong lúc bé đang bò trên sàn.


Trẻ giai đoạn 9–12 tháng thường tò mò và hay đưa các vật vào miệng, do đó bạn nên ưu tiên chọn các bộ quần áo không có các loại cúc mà bé có thể nắm, lấy ra và cho vào miệng nhai.



Trẻ đang tập đi và biết đi sẽ rất cần những đôi giày mềm, có ma sát tốt giúp bé giữ ấm và sạch đôi chân khi tập đi cũng như đảm bảo an toàn tránh té ngã.



Cách sắp xếp tủ quần áo cho bé


tủ quần áo cho bé


Ngay sau khi mua quần áo, bạn nên ướm thử vào người bé để xác định chiều dài và chiều rộng. Mẹ cần kiểm tra từng chiếc cúc, khuy, phụ kiện trên áo để đảm bảo chúng được gắn chắc và bé không thể dùng tay kéo ra để cho vào miệng. Trước mỗi lần giặt hoặc gấp đồ, mẹ cần lưu ý kiểm tra kỹ chỉ thừa và cúc… để đảm bảo an toàn cho bé.


1. Sắp xếp theo loại quần áo


Tùy vào loại quần áo như áo mặc trong, áo liền quần lót, áo liền quần, áo sơ mi, quần, áo khoác ngoài, mũ, tất… mà mẹ nên gấp cẩn thận và sắp xếp vào tủ theo từng loại để dễ tìm khi thay cho bé. Các loại áo len, áo khoác… mẹ có thể treo mắc và cất vào tủ nếu tủ có đủ không gian.


2. Phân loại riêng từng loại đồ


tủ quần áo cho bé


Bạn cần để riêng đồ chuẩn bị sẵn chưa dùng tới, đồ bé không còn mặc vừa và đồ dự phòng.


• Đồ chuẩn bị sẵn: Vì bé 0 – 1 tuổi lớn nhanh nên cha mẹ luôn cần chuẩn bị sẵn đồ rộng hơn trong tủ đồ của bé. Những đồ này cần được giặt sạch và kiểm tra kỹ sau khi mua rồi để riêng.


• Đồ bé không mặc vừa: Đối với các bộ đồ con đã mặc chật, cha mẹ cần tách riêng ra, giặt sạch và gấp gọn vào một chiếc túi hoặc để vào ngăn tủ riêng. Sau này cha mẹ có thể tặng lại cho các bé sinh sau hoặc quyên góp từ thiện. Nên tránh để lẫn đồ bé mặc chật vào với đồ bé đang dùng vì bạn rất dễ bị nhầm lẫn và sau một lúc chật vật mặc cho bé mới phát hiện ra bộ đồ này con đã không mặc vừa nữa.


• Đồ dự phòng: Trẻ từ 0 – 1 tuổi lớn rất nhanh, vì vậy bé sẽ cần thay đổi quần áo liên tục. Bé cũng dễ bị ướt do trớ sữa, làm bẩn… nên cần nhiều quần áo để mặc đổi phiên nhau. Trẻ thường chỉ mặc một bộ đồ vài lần nên hãy ưu tiên mặc những bộ đồ tốt nhất cho trẻ. Những bộ đồ bạn mua hoặc xin được mà chưa ưng ý lắm thì nên để riêng làm đồ dự phòng cho bé mặc khi đồ chưa kịp khô.



Nếu có người thân hoặc bạn bè thân thiết, bạn nên xin một số đồ cũ cho bé. Đồ cũ có ưu điểm là đã được giặt 1 vài lần, thường mềm mại, làm bằng chất liệu tốt và nhiều người còn tin rằng sẽ đem lại may mắn và sức khỏe cho bé.



3. Lựa chọn loại tủ đựng quần áo



Tùy theo sở thích và không gian nhà, bạn có thể lựa chọn những mẫu tủ đựng quần áo cho bé khác nhau như:


• Tủ nhiều ngăn: Những chiếc tủ nhiều ngăn sẽ giúp phân loại được nhiều nhiều loại quần áo, lại thường có nhiều mẫu mã và màu sắc đa dạng giúp bé yêu thích hơn.


• Thanh treo quần áo: Các thanh treo sẽ giữ quần áo bé luôn phẳng phiu, giúp mẹ dễ quan sát và lựa chọn đồ cho bé nhanh chóng.


• Túi đa năng: Những chiếc túi đã năng có thể làm từ chất liệu vải hoặc nilông dễ giặt và vệ sinh. Đối với gia đình có không gian nhỏ, túi đa năng sẽ giúp tiết kiệm đáng kể không gian và có thể linh động di chuyển sang nhiều vị trí trong nhà.


Để bé yêu luôn có sẵn trang phục cần thiết khi mặc ở nhà hay ra ngoài phố, bạn hãy bắt đầu với bước chuẩn bị tủ quần áo cho bé. Khi có một tủ đồ được sắp xếp hợp lý và khoa học, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi chọn quần áo cho bé, giúp bé luôn thoải mái mà vẫn luôn đáng yêu!


Hồng Nhung



https://is.gd/Fd6heO

Thiết kế nội thất nhà đẹp xem xong là muốn làm nhà ngay

Thiết kế nội thất nhà đẹp xem xong là muốn làm nhà ngay

Những mẫu thiết kế nội thất đẹp có điểm nhấn và màu sắc hài hòa thường được kiến trúc sư lên ý tưởng trước khi xây dựng và sắp xếp bài trí nội thất sao cho phù hợp với thói quen sinh hoạt của gia chủ.



Tham khảo các mẫu thiết kế nội thất nhà ở đẹp dưới đây để lên ý tưởng cho căn nhà của bạn.


1. Thiết kế nội thất nhà ống – nhà phố


Nhà ống hay nhà phố là những kiểu nhà có thiết kế nội thất đơn giản theo xu hướng hiện đại. Phần do diện tích hẹp bề ngang (4x20m2; 5x18m2; 5x20m2,…) nên bố trí đồ đạc sao cho gọn, tiết kiệm diện tích mà vẫn đảm bảo sử dụng thoải mái và thẩm mỹ.


mau thiet ke noi that nha dep xem xong muon lam nha ngay - 1


Thiết kế nhà ống mặt phố có mặt tiền thông thoáng, màu sơn nhẹ nhàng, cây xanh tạo không khí trong lành.


Thiết kế phòng khách nhà ống


Nội thất phòng khách thể hiện phong cách và cá tính của gia chủ, khi thiết kế cần làm nổi bật các chi tiết kiến trúc, bài trí nội thất như bàn trà, ghế sofa, hệ thống ánh sáng, hài hòa tạo cảnh quan đẹp với xu hướng hiện đại.



Thiết kế nội thất phòng khách nhà ống có cầu thang bậc gỗ và cây xanh trang trí.


Thiết kế phòng ngủ


Nội thất phòng ngủ được thiết kế nhẹ nhàng, sử dụng ánh đèn vàng nhẹ dịu cho mắt, phòng tắm kính hiện đại rộng rãi thoải mái nhất.


mau thiet ke noi that nha dep xem xong muon lam nha ngay - 3


Nội thất phòng ngủ sơn trắng xám, ánh sáng vàng cho căn phòng thêm thơ mộng.


Thiết kế nội thất khu bếp


Thiết kế đồng nhất giữa bếp, phòng khách và hệ thống trang trí nội thất, màu sơn của căn nhà được tối ưu. Tuy diện tích không quá rộng nhưng sắp xếp đồ đạc hợp lý giúp tăng diện tích sử dụng.


mau thiet ke noi that nha dep xem xong muon lam nha ngay - 4


Không gian bếp rộng rãi, sử dụng ánh sáng tự nhiên, nội thất gỗ và sắc xanh được nhiều người ưa chuộng.


2. Thiết kế nội thất chung cư


Các căn hộ chung cư thường có một mặt sàn từ 50m2, 60m2, 90m2,… được thiết kế tiết kiệm không gian, bố trí đồ đạc hợp lý. Các căn hộ có diện tích mặt sàn lớn thì nội thất được thiết kế thoải mái hơn, nhiều đồ trang trí được kết hợp.


mau thiet ke noi that nha dep xem xong muon lam nha ngay - 5


Nội thất thông minh xếp gọn tiết kiệm tối đa diện tích


Thiết kế phòng khách


Các mảng màu sáng tối, đồ đạc cũng được lựa chọn phối màu một cách kỹ lưỡng. Kiến trúc sư thiết kế nội thất tính toán sao cho vừa đẹp lại tối ưu cho công năng và diện tích sử dụng.


mau thiet ke noi that nha dep xem xong muon lam nha ngay - 6


Trang trí nội thất thiết kế đơn giản nhưng vẫn có công năng phù hợp.


mau thiet ke noi that nha dep xem xong muon lam nha ngay - 7


Căn hộ có diện tích vừa và nhỏ, lắp thêm gương kính tăng chiều sâu cho căn phòng.


Thiết kế phòng ngủ


mau thiet ke noi that nha dep xem xong muon lam nha ngay - 8


Thiết kế nội thất phòng ngủ sàn gỗ ấm cúng, đơn giản nhưng xinh lung linh.


mau thiet ke noi that nha dep xem xong muon lam nha ngay - 9


Phòng ngủ nhỏ sử dụng giấy dán tường trang nhã tô điểm cho căn phòng.


Thiết kế khu bếp


Nghệ thuật sắp đặt tài tình của kiến trúc sư biến gian bếp như một căn hộ có diện tích rộng lớn giờ sử dụng tone màu trắng.


mau thiet ke noi that nha dep xem xong muon lam nha ngay - 10


Gỗ ép và gạch lát sàn màu trắng giúp căn phòng trông rộng hơn. Ánh sáng vàng giúp căn phòng không có cảm giác lạnh.


mau thiet ke noi that nha dep xem xong muon lam nha ngay - 11


Nội thất gian bếp thiết kế xinh lung linh rất thoải mái trong khi sử dụng.


3. Thiết kế nội thất biệt thự


Xu hướng thiết kế biệt thự kiểu hiện đại, sử dụng một gam màu sơn nhà cả nội thất và ngoại thất, thường là màu trắng sáng làm nổi bật sự đồ sộ của căn nhà. Tuy ngoại thất đơn giản nhưng bên trong lại cực kỳ xa hoa và bắt mắt.


mau thiet ke noi that nha dep xem xong muon lam nha ngay - 12


Sơn ngoại thất màu trắng, sử dụng lan can dạng nan sắt sơn tĩnh điện. Buổi tối ánh sáng vàng cho căn biệt thự lộng lẫy nguy nga.


Thiết kế nội thất phòng khách biệt thự


Xu hướng thiết kế nội thất châu Âu với phòng khách xuyên suốt không có vách ngăn.


mau thiet ke noi that nha dep xem xong muon lam nha ngay - 13


Sofa màu cà phê, nổi bật bàn trà màu trắng sữa.


Nội thất phòng ngủ


Logic mạch lạc trong sử dụng màu sắc tuy đơn giản nhưng cực kỳ sang trọng.


mau thiet ke noi that nha dep xem xong muon lam nha ngay - 14


Thiết kế nội thất tối giản có điểm nhấn là họa tiết tối màu từ chăn và gối tựa.


Thiết kế khu bếp


Màu trắng đồng bộ với thiết kế nội thất căn phòng. Sự sáng tạo tuyệt vời khi ô cửa kính lấy sáng chạy dài theo bàn bếp.


mau thiet ke noi that nha dep xem xong muon lam nha ngay - 15


Gian bếp thiết kế gói gọn, sử dụng vật liệu kính trắng cường lực và gỗ dán laminate trắng làm mặt tủ và bàn bếp.


Mỗi ngôi nhà dù là chung cư hay biệt thự, nhà ống hay nhà cấp 4 nếu được thiết kế dựa trên ý tưởng của kiến trúc sư kết hợp ý muốn của gia chủ thì căn nhà đạt được sự hoàn mỹ nhất cả về thẩm mỹ và công năng sử dụng. Vì thế, hãy tham khảo các mẫu thiết kế nội thất trên để xây được cho mình ngôi nhà ưng ý nhất



https://gtdeco.vn/thiet-ke-noi-nha-dep-xem-xong-la-muon-lam-nha-ngay/

Không gian sống hiện đại và lý tưởng cho cặp đôi uyên ương

Không gian sống hiện đại và lý tưởng cho cặp đôi uyên ương

Những thiết kế đẹp, nội thất chất liệu chuẩn, đẹp sẽ mang lại cho gia đình bạn một cuộc sống hạnh phúc.



Nhu cầu không gian sống hiện đại, tiện nghi được nhiều đôi uyên ương lựa chọn, bởi đặc trưng của phong cách này phù hợp với sự năng động, mang lại năng lượng cho người trẻ.


Đảm bảo được tính thẩm mỹ cho căn hộ


Để sở hữu một không gian vừa ý, các bạn trẻ có thể nhờ chuyên gia tư vấn hoặc tự thiết kế, chọn và sắp đặt các vật dụng nội thất tùy thích. Một căn hộ đẹp phải đáp ứng được nhu cầu để ở và cũng là nơi thể hiện phong cách cá nhân.


tap-trang-dau-giuong-dep-tham-my
Tap để đầu giường nhỏ xinh, kết hợp đèn ngủ tạo nên điểm nhấn trong trang trí phòng ngủ

Yếu tố tiện nghi


Đây là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng, được các đôi uyên ương đặc biệt quan tâm. Trang thiết bị khi phải có sự hài hòa, tạo nên tổng thể phù hợp. Điều này thể hiện khi các đôi dùng vật dụng nội thất mang tính tích hợp cao để bố trí cho không gian trong ngôi nhà thêm hài hòa.


 


bo-phong-ngu-tien-nghi
Bộ phòng ngủ gồm có giường ngủ, kệ để tivi hoặc các thiết bị âm thanh phục vụ cho đời sống tinh thần. Tất cả sản phẩm được làm từ sản phẩm gỗ tự nhiên cao cấp với gam màu ấm.

Các sản phẩm mang tính tích hợp cao trong không gian sống có thể kể đến như giường ngủ tích hợp hộc tủ đựng đồ; những chiếc ghế lười có thể vừa ngồi đọc sách, vừa nằm thư giãn… Ngoài ra, việc ngăn đôi phòng bằng tầng lửng cũng giúp tận dụng nhiều khoảng trống để chứa đựng các vật dụng cần thiết.


Phòng khách:


 


Phòng khách là không gian quan trọng nhất trong ngôi nhà. Nếu diện tích nhà nhỏ, các đôi có thể tháo bỏ các vách ngăn ở giữa để không gian rộng rãi, sang trọng và thoáng mát hơn.


sofa-da-cao-cap-phu-hop-cho-phong-khach-nho
Phòng khách sẽ rộng rãi hơn khi bỏ vách ngăn với phòng bếp

Một phòng khách sang trọng, thoáng đãng với đầy đủ trang thiết bị cần thiết mang đến không gian sống thú vị cho các đôi. Những mảng cửa kính lớn sẽ mang ánh sáng và sự tươi mới đến khắp nơi trong căn phòng.


Màu sơn phù hợp, trang trí thêm đèn trần, xen kẽ nền gạch hoặc gỗ mộc theo phong cách đơn giản, tinh tế sắp xếp cùng kệ sách, tủ TV, giúp căn phòng vừa có điểm nhấn vừa mang đến sự ấm áp. Hoặc, các đôi có thể bố trí cây xanh cho không gian thêm thoáng đãng và tươi mát.


phong-khach-dep-ket-hop-cua-kinh
Các ô cửa kính chịu lực vừa đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho phòng khách. rèm cửa sẽ tạo cho gia chủ cảm giác riêng tư khi cần thiết

 


Để phòng khách sang trọng, ngoài bộ sofa có gam màu phù hợp, các đôi có thể xem xét có thể chọn mua một chiếc TV chất lượng hình ảnh tiên tiến nhất, độ bền cao, giá tốt nhưng vẫn đảm bảo tính năng cao cấp cùng thiết kế tối giản thời thượng, cho không gian thêm sôi động và hấp dẫn.


sofa-goc-chat-lieu-da-nhap-khau-sang-trong
Bộ sofa góc chữ L được sản xuất từ chất liệu da cao cấp nhập khẩu, với gam màu sạch chất liệu phù hợp với mọi thời tiết nóng ẩm của miền nhiệt đới

 


Phòng ngủ:


Nếu diện tích lớn, phòng ngủ có thể kết hợp góc làm việc, bàn trang điểm… Để cơi nới diện tích phòng ngủ, các đôi có thể làm tủ đồ âm tường để không gian thêm rộng rãi, mang lại cảm giác thư thái nhẹ nhàng. Màu sơn tường phòng ngủ có thể dùng gam trắng hoặc tối tùy sở thích, mang đến không gian phòng ngủ ấm áp hơn.


bo-phong-ngu-go-cong-nghiep-ket-hop-ban-phan-treo-gon-gang
Bàn trang điểm được treo chắc chắn giúp tiết kiệm diện tích và có chỗ để chân thoải mái


TV cũng được xem là vật dụng cần thiết cho phòng ngủ của đôi uyên ương thêm sắc màu cuộc sống. Tùy vào ngân sách mà cô dâu chú rể có thể chọn mua một chiếc TV ưng ý để cùng xem phim giải trí mỗi tối.


Gian bếp:


Ngoài phòng ngủ, phòng khách, bếp ăn là niềm tự hào của mỗi gia chủ khi khách ghé thăm nhà. Với diện tích hợp lý, các đôi có thể bố trí bếp ăn liên hoàn trong tổng thể chung, tạo nên sự tiện nghi.


Vì gian bếp là nơi giữ “lửa” cho ngôi nhà nên các đôi cũng cần chăm chút kỹ lưỡng, thiết kế hợp lý. Các đôi có thể đặt bếp ở vị trí giao với các phòng khác nhau của ngôi nhà hoặc thiết kế theo kiểu mở với những không gian khác như phòng khách – nhà bếp, phòng ăn – nhà bếp. Cách này không chỉ đem lại cảm giác rộng thoáng hơn, mà còn thuận tiện cho những buổi quây quần


khong-gian-bep-phong-khach-ban-an-cho-can-ho-dien-tich-nho
Tủ bếp và bàn ăn 04 chỗ nhỏ gọn liền kề nhau và cùng lấy một tông màu trắng chủ đạo tạo cho chủ nhà một không gian ăn uống riêng phù hợp cho căn hộ chung cưốc diện tích 60-70m2.

>> Hãy tham khảo thêm các mẫu thiết kế bộ phòng ngủ đẹp phù hợp cho các căn hộ vừa và nhỏ. Nhanh tay đặt hàng tại gtdeco.vn để được tặng gói quà gồm 5 tr đồng tiền thiết kế và bộ bàn ăn 04 ghế giá trị 5,4 tr đồng



https://gtdeco.vn/khong-gian-song-hien-dai-va-ly-tuong-cho-cap-doi-uyen-uong/

Ăn đồ nướng chuẩn vị Hàn Quốc nhờ công thức siêu đơn giản sau

Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta được quay quần bên người thân, bạn bè, cùng nhau nướng thịt, cụng ly, hỏi han và chia sẻ cho nhau những câu chuyện trong cuộc sống

Ở nhiều quốc gia trên thế giới thịt nướng từ lâu đã trở thành một món ăn quen thuộc, nhưng trên thực tế mỗi lần nhắc tới thịt nướng, chúng ta không thể nào bỏ qua thịt nướng kiểu Hàn Quốc. Ở đất nước này, mỗi khi có chuyện vui buồn hay cần tâm sự giãi bày, có thể nói thịt nướng là lựa chọn đầu tiên của người dân nơi đây.

Trong tiếng Hàn, món ăn này có tên là Gogigui, được ghép bởi hai từ có nghĩa là "thịt" và "nướng lên", hầu như bất cứ người dân Hàn Quốc nào cũng từng ăn hoặc biết đến thịt nướng. Điều này cũng là điều dễ hiểu vì khí hậu lạnh khắc nghiệt nơi đây khiến ẩm thực Hàn cũng thiên về các món nướng, lẩu nóng sốt. Trong khi đó thịt nướng lại là món vừa không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, vừa dễ làm, dễ biến tấu theo ý thích và cũng khá hợp lý nếu bạn muốn ngồi tâm sự lai rai.

Khác với các món nướng BBQ của châu Âu, hình thức được diễn ra tại các bãi biển hay các quán ăn sang trọng, thịt nướng Hàn Quốc được gắn liền với hình ảnh của các quán nhậu ven đường. Món ăn này có một đặc điểm rất thú vị đó là cho dù bạn có thể nướng thịt trên bếp lòvỉ nướng hay chảo gang, dù dùng ga hay dùng than, thì chung quy lại, điểm chung là lò nướng luôn được đặt ở giữa,  theo đó các thực khách sẽ quây quần xung quanh tạo cảm giác rất ấm cúng và tình cảm.

Cach Nau Mon An Chuan Vi Han

Trong danh sách các món nướng kiểu Hàn, một món ăn đơn giản và được ưa chuộng nhất chính là thịt ba chỉ. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi loại thịt này giá thành vừa rẻ hơn so với thịt bò hay gà, khi nướng lên lại có cả nạc và mỡ, thịt sẽ không bị khô, cháy.  Bên cạnh đó, người dùng có thể ướp thịt với các loại gia vị trước khi nướng, hoặc đơn giản hơn là chọn một miếng thịt ba chỉ thật tươi ngon, thái mỏng, nếu không thích có thể thái miếng hơi dày, nướng cháy cạnh lên rồi  rồi chấm vào nước sốt đậm đà là tuyệt vời nhất. 

Mỗi khi có chuyện vui buồn hay cần tâm sự giãi bày, người Hàn Quốc thường tìm đến thịt nướng là lựa chọn đầu tiên. Theo thời gian, phong cách thịt nướng Hàn Quốc này cũng du nhập vào Việt Nam và một số nước khác, món ăn thú vị này khiến các nhà hàng, quán ăn phục vụ món thịt nướng kiểu Hàn từ bình dân cho đến sang trọng đều rất hút khách.

Nhân vật bếp: Anh Thế Phương

HIện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài

Là một người có đam mê nấu ăn, hôm nay anh Thế Phương sẽ giới thiệu món ba chỉ nướng Hàn Quốc chuẩn vị để mọi người cùng tham khảo.

Và chẳng cần phải đến tận đất nước Hàn Quốc xa xôi, cũng chẳng cần tốn tiền ra quán, bạn cũng có thể nhâm nhi món thịt nướng Hàn Quốc chuẩn vị nhờ công thức đơn giản sau:

Chẳng cần sang Hàn Quốc vẫn có thể ăn đồ nướng chuẩn vị nhờ công thức siêu đơn giản sau - Ảnh 4.

Thịt ba chỉ nướng Hàn Quốc:

Khẩu phần: 2-4 người

Thời gian chuẩn bị 20 phút

Nguyên liệu:

- Thịt ba chỉ 1kg

- Rau xà lách 4 bó

- Các loại rau củ mà bạn thích, ví dụ: nấm, dưa leo, ớt đà lạt, Kimchi là một lựa chọn tuyệt vời

A. Salad Hành Lá (Pajeori)

- Hành lá 4-5 cây

- Mè rang 15g

- Dầu mè 20ml

- Đường 20g

- Nước tương 60ml

- Bột ớt Hàn Quốc tùy theo khẩu vị của bạn (có thể không cho vào)

Chẳng cần sang Hàn Quốc vẫn có thể ăn đồ nướng chuẩn vị nhờ công thức siêu đơn giản sau - Ảnh 5.
Chẳng cần sang Hàn Quốc vẫn có thể ăn đồ nướng chuẩn vị nhờ công thức siêu đơn giản sau - Ảnh 6.

B. Sốt Ssamjang

- Tương ớt Gochujang 50g

- Mè rang 15g

- Dầu mè 15ml

- Đường 20g

- Tương đậu Doenjang 100g

- Tỏi băm 1 tép

- Hành lá 1 nhánh

Cách làm:

- Đầu tiên chúng ta chuẩn bị Salad Hành Lá (Pajeori) trước nhé. Xắt hành lá theo chiều dài cho thật mỏng, sau đó ngâm vô nước ít 5 phút để làm dịu đi mùi hăng của hành.

- Trộn nước tương, dầu mè, mè rang, đường và bột ớt Hàn Quốc (tùy thích) vào tô và trộn đều. Sau 5 phút, ta vớt hành lá ra để ráo, sau đó rưới nước sốt lên hành lá, trộn đều, bọc lại và để trong tủ lạnh tới khi dùng.

Chẳng cần sang Hàn Quốc vẫn có thể ăn đồ nướng chuẩn vị nhờ công thức siêu đơn giản sau - Ảnh 7.

- Để làm sốt Ssamjang chỉ cần trộn tất cả nguyên liệu lại là xong rồi. Để sang một bên tới khi dùng.

- Cắt thịt heo ba chỉ thành những đoạn dài, bạn có thể loại bỏ phần da nếu thích.

- Bắt đầu nướng thịt thôi. Bắc vỉ nướng/chảo lên trên bếp ga, đợi vỉ nướng/chảo nóng rưới một chút dầu mè lên. Sau đó cho thịt heo lên và bắt đầu nướng.

Chẳng cần sang Hàn Quốc vẫn có thể ăn đồ nướng chuẩn vị nhờ công thức siêu đơn giản sau - Ảnh 8.

- Nướng thịt một mắt trước, lưu ý là đừng di chuyển thịt quá nhiều, khi đó thịt sẽ có màu cháy xém bắt mắt và giòn hơn. Khi một mặt thịt đã vàng giòn, ta lật và nướng tiếp mặt còn lại. Khi mặt còn lại giòn, ta dùng kéo cắt nhỏ miếng thịt ra và tiếp tục nướng cho tới khi thịt chín hoàn toàn.

Chẳng cần sang Hàn Quốc vẫn có thể ăn đồ nướng chuẩn vị nhờ công thức siêu đơn giản sau - Ảnh 9.

- Khi thịt chín hoàn toàn, bạn cho thịt lên một miếng salad, cho vào một chút sốt Ssamjang, một chút Salad Hành Lá, dưa leo, kimchi gói lại cẩn thận vào rồi thưởng thức thôi!

Chẳng cần sang Hàn Quốc vẫn có thể ăn đồ nướng chuẩn vị nhờ công thức siêu đơn giản sau - Ảnh 10.
 

"Quả bom" độc hại khôn lường: Tủ lạnh rò rỉ ga

Tủ lạnh bị rò rỉ gas là một trong những nguyên nhân khiến tủ không thể làm lạnh nhưng nguy hiểm hơn cả chính là có thể gây ngộ độc nếu lượng ga rò rỉ quá nhiều mà không hề hay biết.

Về mặt bản chất gas trong tủ lạnh không bị phá hủy và là một hệ thống tuần hoàn kín do vậy hiện tượng hết gas hoặc thiếu gas sẽ bắt nguồn từ việc đường ống hoặc các mối nối bị hở, bị thủng dẫn đến hiện tượng xì gas, hết gas.

Ngoài ra, những tủ lạnh có tuổi thọ cao thường rất dễ xảy ra tình trạng này. Các lỗ mọt xuất hiện li ti làm thoát khí gas trong dàn từ từ chứ không nhanh, nên thường thì ta không phát hiện sớm. Chỉ đến khi tủ lạnh yếu lạnh hay không còn gas nữa.

Cũng có thể do quá trình sản xuất các mối hàn không được kín, không chắc chắn nên sau một thời gian sử dụng thì sẽ gây ra xì gas. Nhưng cũng có thể do vấn đề sửa chữa trước đó làm hở các mối hàn.

Tu Lanh Ro Ri Gas
Tủ lạnh rò rỉ gas vô cùng nguy hiểm nên nhận biết sớm để xử lý

Tủ lạnh xì gas hoặc thiếu gas là một trong những nguyên nhân khiến cho tủ lạnh không làm lạnh. Nếu như không sớm khắc phục và bơm gas cho tủ lạnh có thể khiến cho thiết bị gặp phải những hư hỏng khác ngoài ý muốn. Bên cạnh đó khi tủ lạnh không đủ lạnh có thể khiến cho thức ăn dự trữ trong tủ lạnh bị hư hỏng và tạo ra những mùi hôi khó chịu bên trong tủ lạnh.

Nguy hiểm hơn cả là khi tủ lạnh bị rò rỉ gas sẽ gây mùi amoniac khó chịu. Theo tính toán, khoảng 0,44 kg gas lạnh/1m3 không khí thì có thể bị ngạt do thiếu dưỡng khí. Hầu hết các loại gas lạnh là không độc trừ Amoniac. Amoniac rất độc, gây kích thích niêm mạc, mắt, dạ dày, gây co thắt cơ quan hô hấp, làm bỏng da.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu điện lạnh cho biết, con người chỉ ngạt khi phòng phải có lượng gas của 260 tủ lạnh hoặc 26 máy điều hoà xả trong phòng 60m2, do lượng gas nạp trong tủ lạnh chỉ khoảng 0,1kg, còn trong máy điều hoà 3,5 kW (12.000Btu/h) khoảng 1,0kg.

 

Gas amoniac chỉ dùng trong lạnh công nghiệp công suất lớn, không có trong lạnh dân dụng nên ít gặp, hơn nữa có mùi hắc rất khó ngửi nên dễ phòng tránh.

Xong, theo các chuyên gia, tuy lượng gas lạnh nạp chỉ khoảng 0,1kg cho 1 tủ lạnh nhưng nếu có lẫn không khí và động cơ rò điện, gây ra tia lửa điện thì tủ lạnh có thể trở thành một quả bom. 

Thành phần clo của gas lạnh freon còn là thủ phạm phá huỷ tầng ôzôn. Gas lạnh bị xì vào không khí tuy rất bền vững nhưng dần dần bay lên đến tầng bình lưu, bị tác động của tia tử ngoại, phân huỷ ra clo nguyên tử, phân huỷ ôzôn thành O2 và nguyên tử ôxi đơn O.

Một điều đặc biệt nguy hiểm cần lưu ý là khi có mặt sắt, thép làm chất xúc tác (khi thợ lạnh dùng đèn khò sửa chữa máy lạnh) các freon (một loại gas lạnh) phân huỷ ở 550oC có thành phần fosgen rất độc hại cho sức khỏe con người.

(Theo Viet Q)

Bí quyết bảo quản thực phẩm an toàn và tiện dụng bằng tủ lạnh Electrolux

Nên dùng tủ lạnh có ngăn chứa riêng, có thể thay đổi nhiệt tùy nhu cầu của gia đình sẽ giúp bảo quản thức ăn dễ dàng, hiệu quả. 

Link bài viết hay nhất 2021

https://gtdeco.vn/ban-ghe-an/ https://gtdeco.vn/ban-ghe-san-vuon/ https://gtdeco.vn/ban-trang-diem/ https://gtdeco.vn/cua-hang/ban-trang-...